Điện thoại di động: Vũ khí giết người thầm lặng
GPVO (28/2/2023)- Không ai phủ nhận được cái lợi của điện thoại thông minh. Từ ngày có điện thoại thông minh, cuộc sống của con người tiện nghi vì nó. Thế nhưng, rồi không khéo và không biết cách “sử dụng”, chiếc điện thoại cầm trên tay sẽ là vũ khí giết người.
Với người lớn, nếu không khéo thì sẽ dùng chiếc điện thoại để truy cập vào những trang mang tính chất nguy hiểm. Kèm theo đó là lan truyền và chia sẻ cho người khác những chuyện không tốt đó với tốc độ thật nhanh.
Và, đơn giản nhất là chuyện chửi nhau và mạt sát nhau qua và trên điện thoại.
Không mất thời gian nhiều như là phải mở máy tính, nối mạng. Với chiếc điện thoại, người ta có thể gõ lên điện thoại thật nhanh. Và, công nghệ mới, viết lên điện thoại bằng giọng đọc của chính mình. Cách này cực nhanh để diễn tả, biểu lộ dòng cảm xúc của mình lên các trang mạng.
Nếu như ngày xưa, không có mạng xã hội và điện thoại thông minh, ta chả thấy chuyện mạt sát hay phỉ báng nhau trên mạng. Nhưng ngày nay, hở một chút là có thể kéo phe và kéo nhóm để chống báng người này người kia. Phải nói rằng điện thoại thông minh là vũ khí thầm lặng giết người. Trước khi nó giết người thì nó hủy hoại nhân cách của con người bằng những ngôn từ lẽ ra không nên có với nhau.
Đối với người lớn thì vô vàn tác hại nếu như không biết cân nhắc sử dụng nó. Có người suốt cả ngày dán mắt vào chiếc điện thoại mà chả biết có lúc nào buông. Điều bi thảm nhất mà ta vẫn thấy là có người đến nhà thờ để dự lễ nhưng tay vẫn đăm đăm vào chiếc màn hình điện thoại. Những người này ngại vào nhà thờ vì khó lướt web lướt "phây". Họ ngồi ngoài và càng xa nhà thờ chừng nào càng tốt chừng nấy cho việc lướt mạng.
Và ngay cả gia đình khi đi ăn chung với nhau cũng vậy. Gọi là đi ăn chung với nhau nhưng dường như là mạnh ai nấy ăn. Đơn giản ta thấy là vào quán chọn chỗ ngồi, chờ nhân viên đến gọi món và mạnh ai nấy ôm điện thoại. Thức ăn lên thì nhanh nhanh và vào miệng và tiếp tục tay lướt điện thoại. Chóng vánh! Ăn xong kêu tính tiền và đi về. Có khi vừa đứng dậy ra lấy xe nhưng tay vẫn ôm chiếc điện thoại vì sợ người ta giật mất.
Sáng hôm nay, đi chợ về, thấy một chú choai choai ôm chiếc điện thoại ngồi ở cổng nhà thờ. Không phải vào trong khuôn viên nên cũng ngại nhắc nhở.
Nhìn chiếc điện thoại và cử chỉ cũng như thái độ lăm lăm chiếc điện thoại sao mà thương quá! Chiếc điện thoại này phải chăng cà cứu cánh của đời cu cậu này.
Ngoài nhà thờ cũng thế mà trong nhà thờ cũng vậy. Cũng không ít trẻ thậm chí người lớn đi lễ nhưng cứ đăm đăm vô chiếc màn hình điện thoại. Trong bài giảng vẫn thường nhắc và cuối lễ cũng nhắc chừng chừng cho các em về chiếc điện thoại. Thế nhưng thôi, tất cả cũng do ý thức và nhận thức cũng như lựa chọn của mỗi người thôi! Có nhắc mãi mà không nghe và không thay đổi thì cũng thế thôi. Chuyện đau lòng là có khi không có gạo ăn, không có tiền đi chợ nhưng tiền nạp điện thoại thì lúc nào cũng có! Giận thì có giận nhưng thương vẫn thương! Thương là vì nhận thức của họ chỉ tới đó thôi! Nghèo vật chất thường khuyến mãi them cái nghèo tinh thàn! Có nói, có nhắc thì cũng thế thôi! Thôi thì may ra được người nào hay người đó.
Cũng như những tâm tình ngồi viết. Cũng chả rãnh hay dư hơi! Chỉ muốn giúp nhau sống tót hơn, quân bình cái nhận định về cuộc đời hơn mà thôi. Thế nhưng có khi vừa gõ vài chữ chưa chưa phân tích gì carlaf đủ thứ bêu rếu. Nào là leo lẻo, nào là phá giáo hội. Thôi thì ai hiểu thì hiểu. Cũng chả cần phải đi nan nỉ làm chị.
Chiếc điện thoại là vật dụng rất hữu ích cho con người. Thế nhưng rôi nó cũng chính là vũ khí thầm lặng giết người. Cách đặc biệt mà tôi thấy rõ nhất là nơi các em nhỏ nơi mà tôi đang sống. Khi các em gián mắt vào điện thoại thì cũng chính là lúc điện thoại giết các em.
Nguồn: LM.Anmai. CSsR